39 mẫu thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển đẳng cấp xứng tầm

39 mẫu thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển đẳng cấp xứng tầm

Nội dung bài viết

    Từ xưa đến nay biệt thự luôn là loại hình nhà ở dành cho giới quý tộc, thượng lưu hay doanh nhân thành đạt,..những người có điều kiện, hiểu về thẩm mỹ, biết thưởng thức cái đẹp và muốn thể hiện địa vị của bản thân trong xã hội. Chính vì vậy các thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển mang lại phong thái đẳng cấp, sang trọng trong không gian luôn là sự lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên để thiết kế ra cái hồn của phong cách này không hề dễ dàng.

     

    Phong cách thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển là gì?

     

    Hoàn cảnh và thời điểm ra đời

     

    Cùng với trào lưu Phục Hưng, phong cách tân cổ điển hay có tên gọi khác là Neoclassical đã ra đời và thống trị toàn bộ nền kiến trúc Châu Âu trong suốt giai đoạn từ giữa thế kỷ 18 đến thế kỷ 19. Thông qua nghệ thuật tạo hình kiến trúc đặc trưng, chú trọng đến sự cân đối và đơn giản hóa kiến trúc cổ điển, lấy những bức tường, hàng cột làm trọng tâm và làm nổi bật bản chất chi tiết của bộ phận đó, phong cách này đã mang đến cho căn biệt thự một vẻ đẹp sang trọng, quý phái và thanh lịch qua năm tháng.

     

    Sự ảnh hưởng của văn hoá nghệ thuật Hy Lạp

     

    Lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế cổ điển với nền tảng là nghệ thuật cổ điển Hy Lạp và La Mã, phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển đã chắt lọc các chi tiết cầu kỳ thay vào đó là sử dụng các đường nét đơn giản, màu sắc nhẹ nhàng để tăng thêm sự lãng mạn cho không gian. 

     

    Mỗi vị khách khi bước vào không gian nội thất tân cổ điển sẽ dần cảm nhận được sự tinh tế, sang trọng, tao nhã qua những điểm nhấn nhẹ nhàng từ các mặt phẳng của trần, tưởng, những đường cong tinh tế trên đồ nội thất hay sự cân xứng đến đáng ngạc nhiên của không gian. Mỗi một khu vực, phòng hay không gian trong phong cách tân cổ điển đều toát lên sự quyến rũ riêng biệt, sứ hút không thể chối từ của phong cách này.

     

    Nét đặc trưng của phong cách biệt thự tân cổ điển

     

    Thức cột, hoa văn theo hơi hướng Hy Lạp và La Mã

     

    Khi nói đến phong cách tân cổ điển ai cũng sẽ nghĩ đến hệ thống trụ cột bề thế hay còn gọi là thức cột. Thức cột có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột với 3 loại cột cơ bản bao gồm: cột Doric, cột Lonic và cột Corinthian. Sau đó đến thời đế chế La Mã đã duy trì, phát triển và sáng tạo thêm 2 thức cột nữa là cột Toscan - loại đơn giản hơn cột Doric và cột Composite loại cột tổng hợp có nhiều hoa văn hơn. 

     

    5 thức trụ kinh điển trong thiết kế tân cổ điển

    5 thức trụ tiêu biểu trong thiết kế nội thất biệt thự phong cách tân cổ điển

     

    • Cột Doric: là thức cột ra đời sớm và đơn giản nhất trong hệ thống thức cột cổ điển. Thức có tỷ lệ đường kính trên chiều cao khoảng 1:4, được hình thành từ một trụ thẳng đứng, không có phần đế lẫn phần đầu cột và phình to ở đáy có lẽ vì thế mà thức cột này có khả năng chịu lực cao nhất.

     

    • Cột Lonic: mang dáng dấp mềm mại, duyên dáng và giàu tính trang trí hơn cột Doric, thức này được đặt trên phần đế có bệ đỡ cột và phần đầu cột có họa tiết chìm với phần cuốn xoắn ốc rất đặc trưng. Ban đầu phần cuốn này nằm trên một mặt phẳng tuy nhiên sau đó đã được điều chỉnh cong ra và xoắn 4 mặt.

     

    • Cột Corinthian: ra đời sau hai cột trên nên có đường nét đẹp mảnh mai, thanh thoát và giàu tính trang trí hơn. Đầu cột được điêu khắc nhiều chi tiết hoa lệ xòe ra từng lớp giống như một lẵng hoa còn phần đế cột có bệ đỡ nhưng thanh mảnh hơn cột Lonic, phù hợp sử dụng trong các lâu đài cổ điển tráng lệ.

     

    • Cột Toscan: được hình thành và sáng tạo từ cột Doric nhưng có thiết kế mảnh mai, nhỏ hơn và được sử dụng rộng rãi hơn rất nhiều. Đa phần thức trụ này được thiết kế trơn nhẵn chứ không có các đường rãnh như thức cột Doric và có thêm phần chân đế nhằm tăng sức chịu tải.

     

    • Cột Composite: Là sự kết hợp giữa thức Lonic và Corinthian cụ thể thức lấy thiết kế cuộn đặc trưng cho phong cách Lonic kết hợp các yếu tố trang trí của Corinthian tạo nên kiểu dáng đẹp mặt, tỉ mỉ hơn hẳn các thức cột khác. Vì vậy thức cột này xuất hiện phổ biến trong các kiến trúc cung điện, lâu đài nhằm tăng sự sang trọng đẳng cấp cho không gian.

     

    Ngoài hệ thống thức cột, các hình tượng điêu khắc, hoa văn mỹ thuật theo hương Hy Lạp và La Mã cũng là các nét đặc trưng không thể thiếu trong thiết kế nội thất tân cổ điển. Có thể nói người Hy Lạp là những bậc thầy về tỷ lệ, mỗi hình tượng, hoa văn đều mang giá trị nghệ thuật cao. Có thể thấy các biểu tượng hoa văn đều mang một câu chuyện mang tính tôn giáo hoặc tôn vinh chiến công của những anh hùng thời đó. 

     

    Phong cách truyền tải khát vọng tự do, khẳng định cái tôi

     

    Do ra đời cùng trào lưu Phục Hưng, phong cách thể hiện những hi vọng phục hưng một thời hoàng kim của đế chế Hy Lạp và La Mã, khát vọng thể hiện cái tôi cá nhân của tầng lớp tư sản thượng lưu vì vậy không gian nội thất rất lộng lẫy, hoành tráng. Tuy nhiên phong cách này đã không ngừng thay đổi, phát triển theo năm tháng tiêu biểu là giảm bớt đi độ hòa nhoáng, tăng tính thực tế để phù hợp hơn với sự phát triển của thời đại. 

     

    Đặc điểm thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển

     

    Thường sử dụng hệ ánh sáng vàng nhạt

     

    Nội thất biệt thự tân cổ điển rất chú trọng sử dụng hệ thống đèn chùm, đèn led,...đặc biệt là lựa chọn ánh sáng đèn tông màu vàng nhạt để mang đến vẻ đẹp xa hoa, sang trọng. Tuy nhiên khi sử dụng hệ thống đèn chùm các kiến trúc sư phải lưu ý lựa chọn các mẫu đèn có kích thước nhỏ để tránh nhầm sang phong cách thiết kế nội thất biệt thự cổ điển.  

     

    Biệt thự trở nên sang trọng tinh tế hơn khi sử dụng ánh đèn vàng

    Biệt thự trở nên sang trọng tinh tế hơn khi sử dụng ánh đèn vàng 

     

    Các vật liệu được sử dụng nhiều bằng kính

     

    Ưu điểm của nguyên liệu kính là tận dụng tối đa ánh sáng từ thiên nhiên làm điểm nhấn cho không gian. Thông qua các gam màu trắng, ghi sáng hay vàng nhạt, các căn phòng trở nên rộng lớn, thông thoáng hơn rất nhiều, đặc biệt với những gia chủ thích sự mới mẻ, các màu kính như xanh, đỏ, lục cũng được sử dụng để tạo nên những bức tranh bằng kính tuyệt mỹ tô điểm cho không gian. 

     

    biệt thự tân cổ điển tận dụng ảnh sáng tự nhiên

    Cửa sổ biệt thự được thiết kế hoàn toàn bằng cửa kính tận dụng tối đa ánh sáng từ thiên nhiên.

     

    Ngoài ra các thiết kế biệt thự tân cổ điển thường xây dựng khoảng sân vườn rộng lớn với bối cảnh đẹp mắt, vì thế những cánh cửa lớn bằng kính sẽ giúp gia chủ dễ dàng vừa thưởng trà vừa ngắm trọn vẻ đẹp bên ngoài...

     

    Đường nét chi tiết thiết kế được tiết chế

     

    Là sự cách tân từ phong cách cổ điển, biệt thự tân cổ điển không mang đến vẻ đẹp cổ kính, truyền thống mà nó mang đến chiều sâu, góc nhìn cũng như yếu tố nghệ thuật trong không gian. Tiêu biểu như các hoa văn điêu khắc sử dụng trong thiết kế vẫn được giữ nguyên những nét đẹp cổ điển nhưng lại tiết chế, thêm vào một số họa tiết độc đáo, hiện đại hợp mỹ quan thời đại đó.

     

    mẫu biệt thự tân cổ điển tinh tế

    Tất các các đường nét nội thất đều lượt bỏ các chi tiết rườm ra tạo nên sự tinh tế

     

    Kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên

     

    Xu hướng sống xanh, sống gần gũi với thiên nhiên cây cỏ lên ngôi làm thay đổi khá nhiều trong thiết kế phong cách tân cổ điển những năm gần đây, việc bố trí cây cảnh trong không gian là cực cần thiết. Cây xanh sẽ giúp không gian trở nên thoáng mát, hài hòa và thân thiên hơn, nó cũng giúp thanh lọc không khí trong nhà bảo vệ sức khỏe cho gia chủ.

     

    Không những thế bản thân cây xanh cũng mang yếu tố phong thủy, nếu đặt cây xanh ở đúng vị trí nó sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc phú quý cho gia chủ.  

     

    Một số ưu điểm, nhược điểm khi thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển

     

    Ưu điểm

     

    Phong cách tân cổ điển ngoài mang đến vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy, nó còn được khá nhiều người ưa chuộng bởi sở hữu nhiều ưu điểm như:

     

    • Sở hữu cấu trúc, kích thước đồ sộ hơn hẳn những mẫu thiết kế biệt thự hiện đại vì thế biệt thự tân cổ điển thường được đánh giá là sang trọng, quý phái hơn biệt thự hiện đại.

     

    • Biệt thự tân cổ điển thường hướng đến vẻ đẹp tinh tế mang tính nghệ thuật nhiều hơn nên nó không bị gò bó về không gian thiết kế như phong cách tân cổ điển.

     

    • Vì là sự kết hợp của phong cách hiện đại và cổ điển nên nội thất tân cổ điển dễ dàng thêm thắt điểm xuyết các thiết bị công nghệ cào mà không làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của tổng thế. Chúng giúp gia chủ cảm thấy thoải mái, tiện nghi trong chính ngôi nhà của mình.

     

    • Do sở hữu nét đẹp cổ điển nhưng lượt bỏ các chi tiết rườm rà nên không gian trong phong cách tân cổ điển luôn mang lại cảm giác thông thoáng, rộng rãi.

     

    Nhược điểm

     

    Dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng thiết kế nội thất tân cổ điển khó tránh khỏi các nhược điểm sau:

     

    • Vì sở hữu thiết kế tỉ mỉ, cầu kỳ nhằm tôn lên vẻ đẹp hoàn mỹ, lộng lẫy mà chi phí nội thất khá đắt đỏ.

     

    • Các họa tiết hoa văn tinh xảo cần phải lựa chọn kỹ lưỡng sao cho hợp phong cách, phong thủy cũng như sở thích của gia chủ.

     

    • Từ hoa văn cho đến đồ nội thất bài trí trong nhà đều cần đến thợ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao để đảm bảo được tính đối xứng, sự đẳng cấp, quý phái qua từng đường nét.

     

    Mẫu biệt thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển đẹp, sang trọng 

     

    Mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển ở tp.Ninh Bình

     

    mau thiet ke biet thu tan co dien dep 1.1

    Không gian phòng khách sử dụng tông màu đen xám mang đến vè đẹp sang trọng huyền bí

     

    mẫu biệt thự tân cổ điển đẹp 1.2

    Tông màu xanh mallard làm điểm nhấn ấn tượng cho không gian tăng sự quyền quý

     

    Mẫu biệt thự tân cổ điển ở tp.Hải Dương

     

    mẫu biệt thự tân cổ điển đẹp 2.1

    Biệt thự được thiết kế đơn giản nhưng vẫn toát lên sự tinh tế

     

    mẫu biệt thự tân cổ điển đẹp 2.2

    Không gian phòng khách tân cổ điển hiện đại tinh tế

     

    Mẫu biệt thự tân cổ điển ở tp.Hồ Chí Minh

     

    mẫu biệt thự tân cổ điển đẹp 3.1

    Biệt thự mang vẻ đẹp cổ kính quyền uy cũng như địa vị của gia chủ

     

    mẫu biệt thự tân cổ điển đẹp 3.2

    Quần bar sang trọng ngay cạnh phòng khách 

     

    Mẫu biệt thự tân cổ điển ở Hà Nội

     

    mẫu biệt thự tân cổ điển đẹp 4.1

    Không gian phòng khách hiện đại, sang trọng nâng tầm đẳng cấp của gia chủ

     

    mẫu biệt thự tân cổ điển đẹp 4.2

    Không gian phòng bếp đẹp sang trọng 

     

    Báo giá thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển

     

     

    STT LOẠI HÌNH THIẾT KẾ  CHI PHÍ THIẾT KẾ (m2)
    1

       THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ 

    150.000 - 200.000
    2

       THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ PHỐ 

    150.000 - 200.000
    3

       THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ LÔ

    150.000 - 200.000
    4

       THIẾT KẾ NỘI THẤT VĂN PHÒNG 

    100.000 - 150.000
    5

       THIẾT KẾ NỘI THẤT KHÁCH SẠN 

    100.000 - 150.000
    6

       THIẾT KẾ NỘI THẤT BIỆT THỰ

    200.000 - 250.000

    Bảng báo giá dịch vụ thiết kế nội thất cho các loại hình thiết kế tại Waylux.

     

    Đơn vị thiết kế nội thất thi công biệt thự uy tín

     

    Với hơn 300+ công trình thiết kế nội thất biệt thự hoàn thiện mỗi năm, Waylux tự hào là một trong những công ty, đơn vị tư vấn, thiết kế nội thất biệt thự uy tín hàng đầu Việt Nam. Bằng đội ngũ kiến trúc sư hơn 5 năm kinh nghiệm không ngàn chúng tôi tự tin cam kết đem đến cho khách hàng những căn biệt thự đẹp, sang trọng, thượng lưu bậc nhất mà vẫn mang đến dấu ấn, nét riêng đặc trưng của gia chủ.

     

    Khi đến với Waylux, khách hàng còn được tư vấn viên, chuyên viên chăm sóc, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra chúng tôi còn là đơn vị sản xuất, nhập khẩu vẫn phối các sản phẩm nội thất chất lượng đảm bảo mức giá cạnh tranh nhất thị trường hiện nay. 

    Zalo
    Hotline

    Hotline

    SMS

    Zalo Chat

    Fanpage