Chi phí xây dựng 1 homestay từ a - z

Chi phí xây dựng 1 homestay từ a - z

Nội dung bài viết

    Mô hình homestay phát triển mạnh mẽ những năm gần đây kéo theo nhiều chủ đầu tư muốn tìm hiểu và đầu tư vào hạng mục kinh doanh này. Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm trong việc thiết kế thi công homestay cũng như nắm rõ được khoản chi phí phải bỏ ra. Do đó bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo được phần nào chi phí xây dựng 1 homestay đẹp thu hút từ a - z.

     

    Tổng hợp tất cả chi phí xây dựng một homestay

     

    Chi phí mua đất hoặc thuê mặt bằng

     

    Vấn đề đầu tiên khi nhắc đến xây homestay là mặt bằng và tùy từng thành phố là khu vực trong thành phố mà giá cả sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Việc thuê mặt bằng hay mua hẳn đất để xây homestay là tùy thuộc vào số vốn mà chủ đầu tư có thể bỏ ra. Với những chủ đầu tư muốn mua đất để xây homestay có thể tham khảo giá đất của một số khu du lịch dưới đây.

     

    • Giá đất phố cổ Hà Nội: khoảng 1 tỷ đồng /m2

     

    • Giá đất Sapa: 2 - 200 triệu đồng/m2

     

    • Giá đất Đà Lạt: 5 - 100 triệu đồng/m2

     

    • Giá đất Đà Nẵng: 5 - 150 triệu đồng/m2  

     

    Chi phí làm thủ tục pháp lý

     

    Để được xây dựng homestay chủ đầu tư cần có giấy phép xây dựng homestay. Lệ phí xin giấy phép xây dựng sẽ rơi vào khoảng 100.000 VNĐ và trong trường hợp chủ đầu tư am hiểu về luật hay các thủ tục cần thiết có thể thuê luật sư hoặc ủy thác cho văn phòng luật sư, tất nhiên bạn phải chi thêm khoản phí này cho họ.

     

    Chi phí thuê thiết kế homestay

     

    Tùy thuộc vào phong cách thiết kế chủ đầu tư chọn mà giá thiết kế homestay có sự chênh lệch khác nhau. Không những thế, tùy vào đơn vị thiết kế khác nhau mà giá cũng có sự khác nhau. Vì vậy để chọn được đơn vị thiết kế đẹp, hợp số vốn bỏ ra chủ đầu tư cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng cũng như tham khảo giá ở nhiều nơi để đưa ra quyết định đúng đắn.

     

    Chi phí mua nguyên vật liệu, thuê nhà thầu, nhân công

     

    Về chi phí thuê nhà thầu và nhân công chủ đầu tư có 2 sự lựa chọn và tất nhiên giá cả cũng có sự khác nhau. 

     

    • Thuê đơn vị thiết kế và thi công trọn gói

     

    • Tìm đội ngũ thi công riêng

     

    Với chi phí nguyên liệu, tùy thuộc vào chất lượng chất liệu mà chi phí phải bỏ ra sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên vẫn khuyến khích chủ đầu tư lựa chọn các chất liệu cao cấp có độ bền cao để giảm thiểu tối đa chi phí sửa chữa phát sinh về sau.

     

    Chi phí điện, nước trong quá trình xây dựng

     

    Chi phí điện và nước là khoản chi phí khó cân đối và chủ đầu tư cần liệt kê cũng như dự trù lớn khi xây dựng homestay.

     

    Chi phí nội thất

     

    Về cơ bản chi phí nội thất sẽ phụ thuộc nhiều vào phong cách thiết kế có trong bản thiết kế cũng như chất liệu nội thất. Nếu chủ đầu tư ký hợp đồng trọn gói với đơn vị thiết kế và thi công thì các khoản chi tiêu cho nội thất sẽ được đơn vị thiết kế đó định giá và dự trù cho chủ đầu tư cũng như tùy thuộc vào nguồn kinh phí mà họ sẽ chọn đồ nội thất sao cho phù hợp.

     

    nội thất tầng 1 của homestay

    Nội thất tầng 1 của homestay

     

    nội thất tầng lửng của homestay

    Nội thất tầng lửng của homestay

     

    Còn nếu chủ đầu tư tự mua đồ nội thất thì bản thân chủ đầu tư cần có một danh sách cụ thể các món đồ nội thất cần mua cho từng phòng như: sofa phòng khách, sofa phòng ngủ, giường, đệm,.....Càng liệt kê cụ thể, chi tiết và chính xác số lượng càng giúp nhà đầu tư dự trù được chính xác nguồn kinh phí bản thân cần bỏ ra.

     

    Chi phí cho ngoại thất

     

    Trang trí ngoại thất không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cho không gian mà còn giúp tổng thể homestay trở nên hài hòa. Bên cạnh đó khoảng sân vườn cũng là một trong những ưu điểm lớn thu hút khách du lịch lựa chọn loại hình nhà nghỉ homestay thay vì chọn khách sạn hay resort. Tuy nhiên tùy thuộc vào phong cách thiết kế mà điều chỉnh thiết kế ngoại thất sao cho phù hợp.

     

    ngoại thất homestay

    Ngoại thất homestay tại Đà Lạt

     

    Các khoản chi phí khác, phát sinh

     

    Ngoài các chi phí trên sẽ có thêm vài khoản chi phí phát sinh vì vậy chủ đầu tư cần có thêm một khoản dự phòng cho những khoản đó và phòng cho các trường hợp phát sinh bất ngờ.

     

    Chi phí tối thiểu để xây dựng 1 homestay

     

    Chi phí tối thiểu để xây dựng 1 căn homestay sẽ phụ thuộc vào phong cách thiết kế, diện tích và thành phố nơi chủ đầu tư xây dựng homestay. Cụ thể với những thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Hà Nội hoặc các thành phố du lịch như Đà Lạt thì mức chi phí sẽ rơi vào khoảng 2 - 4 tỷ đồng. Còn với các khu vực, thành phố khách có thể giao động khoảng 500 - 1 tỷ đồng.

     

    Bật mí cách tối ưu chi phí làm homestay

     

    Việc xây dựng homestay sẽ tốn khá nhiều chi phí, kể cả khi chủ đầu tư lập bản liệt kê chi tiết khoản tiền cần chi những vẫn không tránh khỏi các khoản phát sinh vì vậy sẽ có một số mẹo giúp bạn tối ưu tối đa chi phí bản thân cần bỏ ra khi làm homestay.

     

    • Cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí khi nguồn kinh phí hạn hẹp là thuê mặt bằng thay vì bỏ tiền ra mua đứt ô đất đó. Tiền thuê đất sẽ rẻ hơn rất nhiều so với tiền mua đất và tốt nhất nên thỏa thuận ký hợp đồng dài hạn từ 3 - 5 năm kèm cách điều khoản rõ ràng tránh xảy ra mâu thuẫn không đáng có

     

    • Các căn nhà gỗ bungalow được lắp ghép sẵn sẽ có chi phí bỏ ra thấp hơn so với các loại hình homestay khác. Bên cạnh đó loại hình homestay này còn đa dạng phong cách thiết kế. Chủ đầu tư chỉ cần bỏ ra khoảng 100 - 200 triệu đồng là có thể lắp ghép được một căn homestay hoàn chỉnh từ thiết kế đến nội thất.

     

    • Nếu chủ đầu từ có kiến thức thiết kế và mắt thẩm mỹ hoàn toàn có thể tự thiết kế homestay theo mục đích mong muốn của bản thân. Việc làm này sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể cho việc chi trả tiền cho đơn vị thiết kế. Tuy nhiên nếu chủ doanh nghiệp không có đủ 2 yếu tố trên tốt nhất vẫn nên tìm cho mình một đơn vị thiết kế nội  thất uy tín để sở hữu căn homestay đẹp hoàn hảo.
    Zalo
    Hotline

    Hotline

    SMS

    Zalo Chat

    Fanpage